VETC là gì? Thu phí tự động không dừng là gì?
Nhiều người vẫn nhầm tưởng VETC là một loại thẻ, tuy nhiên đây là tên gọi một loại hình dịch vụ thu phí BOT tự động không dừng cho xe ô tô trên các tuyến đường cao tốc và quốc lộ.
Cụ thể nước ta có 2 đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động như sau:
Phổ biến là dịch vụ có tên VETC – Tasco góp vốn đầu tư. Loại thẻ thu phí tự động không dừng do VETC phát hành mang tên E-tag.
Thứ 2 là VDTC – Công ty Cổ phần giao thông số Việt Nam do Viettel cung cấp. Thẻ do VDTC phát hành có tên ePass.
Vai trò nhân văn của hệ thống thu phí tự động
Vai trò đầu tiên của hệ thống thu phí tự động không dừng là giúp người dùng tiết kiệm thời gian. Hệ thống quét mã sẽ hoạt động sẽ hoạt động rất nhanh và xe bạn có thể di chuyển gần như ngay lập tức khi đi qua trạm thu phí tự động.
Tiếp theo, trạm thu phí tự động khắc phục được những tồn đọng tiêu cực của trạm thu phí một dừng truyền thống. Những mặt trái của thu phí thủ công một dừng có thể kể tới như: gây ùn tắc giao thông, mất thời gian của người thu phí và chủ xe, một số trạm còn gặp những tình trạng phản cảm, một bộ phận nhỏ tài xế “gây khó dễ” làm ảnh hưởng đến hình ảnh và tình hình an ninh, trật tự. Đồng thời, trạm thu phí một dừng có thể tạo nên sự thiếu minh bạch, gây nên sự bức xúc trong dư luận xã hội về phí thuế BOT khi không được công khai.
Từ đó, hệ thống thu phí tự động không dừng ra đời, cụ thể như sau:
Từ ngày 1/8/2022, tất cả các trạm thu phí BOT trên cao tốc đều sử dụng làn thu phí tự động.
Một số tuyến quốc lộ có BOT vẫn có làn thu phí thủ công, nhưng tiến tới năm 2023, sẽ chỉ còn một làn hỗn hợp để xử lý các trường hợp gặp vấn đề.
3. VETC dán kính hay đèn tốt hơn?
3.1. Vị trí dán VETC
Khi tiến hành làm thủ tục đăng ký dịch vụ thu phí tự động không dừng, có 2 vị trí dán thẻ tốt nhất để gắn thẻ định danh E-tag hay ePass là đèn xe hoặc kính xe, giúp xe qua trạm dễ dàng và tiết kiệm thời gian nhất, cụ thể:
Vị trí thẻ VETC – VDTC trên đèn xe: Thẻ ở đèn xe phải được dán phía trước ghế lái phụ, vị trí giữa đèn, phải cách tất cả các cạnh đèn tối thiểu 2-3cm.
Vị trí thẻ VETC – VDTC ở kính xe: Thẻ phải được dán ở mặt trong kính xe phía trước ghế lái phụ, cách mép dưới kính 10cm và cách mép phải 5cm.
Quy trình dán thẻ thu phí không dừng
Dán thẻ thu phí tự động không dừng ở đèn xe:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ đèn bằng khăn chuyên dụng: khô, mềm.
Bước 2: Khi bóc thẻ cần nhẹ nhàng, tránh để vật khác dính vào mặt bên trong thẻ.
Bước 3: Căn chỉnh chính xác vị trí dán ở đèn xe, tối thiểu cách các cạnh đèn 2-3cm.
Bước 4: Sau khi dán lên vị trí đã xác định, miết chặt các mép sao cho không còn không khí bên trong, chú ý dán đúng chiều dọc chữ trên thẻ (miếng dán ngang được quy định song song với mặt đất).
Dán thẻ thu phí tự động không dừng ở kính xe:
Bước 1: Dùng khăn ẩm lau sạch sẽ vị trí mặt kính bên trong bên phía ghế lái phụ. Sau đó dùng dùng khăn khô lau lại.
Bước 2: Lựa chọn chính xác vị trí dán thẻ sao cho thẻ cách mép dưới của kính 10cm và mép phải 5cm.
Bước 3: Bóc và dán thẻ một cách nhẹ nhàng bóc lớp keo dính từ phía góc thẻ sau đó miết nhẹ đều tay và các góc để thẻ dính hoàn toàn trên bề mặt kính, tránh nhăn nhúm gây ảnh hưởng đến công năng của thẻ.
Lưu ý: Nếu kính ô tô dán phim cách nhiệt không tốt thì hệ thống đầu đọc sẽ không quét được thông tin trên thẻ nên chủ xe sẽ phải chọn phương pháp dán trên đèn xe.
Phim cách nhiệt Inmax với công nghệ phún xạ kim loại quý hiếm tạo ra các lớp hạt nano siêu nhỏ đem lại công dụng cản nhiệt tối ưu và 100% không cản sóng VETC, VDTC, 4G, Wifi và không cản bất kỳ một loại sóng điện từ nào ở mọi địa hình.